Đặc trưng dân tộc của khu vực Nam Cao Nguyên là nhà dài. Những nhà dài này có từ thời kỳ thị tộc mẫu hệ, là nơi ở của một nhóm gia đình theo họ mẹ. Nhà được chia làm 3 phần theo chiều dọc: sân sàn, ngăn tiếp khách và sinh hoạt cộng đồng, phần còn lại ngăn thành từng ô cho các cặp vợ chồng và con cái của họ. Nhà được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình lấy chồng.
Lịch trình:
- Ngày 0: đi chuyến xe tối HCM - BMT khởi hành lúc 21h, đến BMT lúc 5h sáng. Xe Mai Linh giá 190k cho giường nằm, ngủ một giấc là tới nơi, chỉ cần đặt qua dt 0839292929
- Ngày 1: Buôn Đôn - cầu treo, nhà cổ, mộ vua voi.
+ Đón bus trên đường Phan Bội Châu, đối diện chùa Khải Đoan, cách TP 50km, cứ 30p có 1 chuyến, chuyến trễ nhất đi về là 17h30, tuy nhiên nếu muốn bus đón về ngay trong buôn Đôn - chỗ vào cầu treo - thì đi chuyến 15h, chuyến cuối cùng sẽ phải đi bộ ra đầu đường
+ Từ cầu treo đi bộ xuống vài trăm mét là nhà cổ của Amakong, gõ cửa để vào tham quan (thường không có khách sẽ đóng cửa do đây là nhà riêng)
+ Mộ vua voi thì đi xuống nữa, hơi xa, nhất là đi giữa trưa nắng.
- Ngày 2: hồ Lak, đi xe máy cho chủ động. sdt thuê xe máy: 0914.111.184 , cách TP 50km đi theo quốc lộ 27, đường khá đẹp
+ Cẩn thận đi nhầm vào Resort hồ lak, tốn 10k mua vé mà không có gì hết, chỗ này để dân tình đi picnic thì ok.
+ Chạy dọc theo ven hồ từ chỗ lak resort chừng 2km, đi vào Buôn Jun là con đường xuống hồ. Ở đây có đủ các dịch vụ cưỡi voi lội qua hồ hay đi thuyền độc mộc vòng vòng hồ, giá rẻ hơn so với đặt dịch vụ từ lak resort (ở lak resort có vp du lịch)
+ gần lak resort có con đường rẽ trái là lên Biệt Điện Bảo Đại, giờ được xây dựng thành nhà nghỉ cho khách du lịch luôn rồi, có view nhìn xuống hồ
- Ngày 3: thác Dray Sap - Dray Nur, nếu còn thời gian có thể đi thác Gia Long trên cùng 1 đường. Đi quốc lộ 14, chưa tới cầu 14 thì rẽ trái đường vào thủy điện. Đường đi chỉ hơn 30km nhưng có một đoạn đang làm đường, khói bụi dã man.
+ Có 2 đường đi vào cụm thác, nếu rẽ trái khi chưa tới cầu 14 là đi vào Dray Nur trước. nơi đây đang được Trung Nguyên xây dựng thành khu du lịch, có nhà dài nghỉ ngơi và khu vực nhà hàng, tốn 30k tiền vé (được 1 ly cafe nóng hổi). Nếu qua cầu 14 chạy tiếp thì sẽ vào Dray Sap trước, đi xa hơn nhưng không tốn tiền vé. Có đường đi thông qua giữa Dray Sap và Dray Nur nên đi đường nào cũng tới la mã
+ Cùng trên đường này nếu không rẽ phải vào Dray Nur mà đi tiếp sẽ qua Gia Long, cách chừng 8km
- Quán ăn và đặc sản: một số món nên thử nghiệm
+ Bánh canh cá dầm: ngay góc đường Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng, đối diện cafe Konia, cạnh shop Canon
+ Gà nướng & cơm lam: ăn trong khu cầu treo Buôn Đôn, thật tình thì thấy cơm lam không có gì đặc biệt, thậm chí còn khô hơn cơm gạo thường, nhưng gà nướng thì ngon, giá 170k/con (nhỏ)
+ Lẩu cá thác lác: kế bên hồ Lak, có món lẩu cá thác lác giá 120k, ăn rất ngon, ăn 2 người dư sức no
+ Bánh canh cua biển: trên đường Phan Chu Trình, đối diện tòa giám mục, ăn tương đối, có vẻ là đặc sản Nha Trang, từ bùng binh ngã 6 chạy lên chừng 5 cái đèn đỏ
+ Bánh cuốn nóng: ăn rất đặc biệt, chắc chỉ có BMT mới có, lần đầu ăn được 10 dĩa bánh cuốn, số 45 Trần Nhật Duật, ngon và rẻ.
+ Quán nướng 219 Lê Thánh Tông: có món bò nướng 219 khá ngon, ăn khói nghi ngút, thích nhất là ăn vào buổi tối trời lành lạnh
- Cafe trong thành phố:
+ Làng cafe Trung Nguyên: không thể không đến, đầu tư cực kỳ quy mô, có phòng trưng bày sản vật và dụng cụ ngành cafe của các nước trên thế giới, phòng giới thiệu sp trung nguyên (có thể mua về làm quà)
+ Cafe Xưa va Nay: nằm trên con đường nhỏ YNi Knor, đối diện Coop Mart có con đường Ama Jhao, chạy vào nhìn tay trái có bản chỉ dẫn quán cafe, rẽ trái rồi rẽ phải là YNi Knor
+ Cafe Rainy: hơi xuống cấp so với lần đi BMT 3 năm trước, nhưng được cái có con suối mát mẻ nên ngồi vẫn thích. Đi Lê Duẩn, qua 2 bùng binh (tính từ trung tâm) , chạy vài trăm mét bên tay phải có shop Hà Anh thì đối diện có con dốc nhỏ chạy xuống, đầu hẻm có bảng chỉ dẫn tên quán.
well done honey, keep going, love it.
ReplyDelete