Đà Lạt thì mọi người đi nhiều rồi, mình cũng đi nhiều lần nên chẳng có gì gọi là khám phá. Mình chỉ note lại 1 số địa điểm ăn uống cũng như update giá cả cho mọi người dễ tham khảo.
Thông tin sau đây cập nhật tháng 10/ 2012
1- Ở
Best Western Dalat plaza: nằm ở vị trí đẹp, đối diện với khu chợ và mọi người có thể ngắm toàn cảnh từ trên cao xuống. Giá book qua đại lý là 450.000/phòng standard, so với giá niêm yết là 1.400.000vnd. Sdt mua voucher: 0979.99.39.89
2- Phương tiện đi lại
- Xe Phương Trang giường nằm: 210.000/vé, book trước 1,2 ngày là ok, dĩ nhiên không phải dịp lễ tết.
Sdt book vé của PT: 08.38.309.309
- Thuê xe máy: 80.000 - 100.000 /ngày/xe số, hỏi ở khách sạn thường mắc hơn 1 chút. Như ở Best Western Dalat plaza giá là 130.000 xe số, 150.000 tay ga.
3- Ăn
- Bánh canh Xuân An: đường Nhà Chung, sáng bán bún bò, bún chả cá, chiều mới có đặc sản bánh canh chả cá. giá 20.000/tô, nhiều chả cá, nhưng ít tiêu nên không cay như kiểu chả cá miền trung.
Đường đi: đối diện chợ, bên kia cầu là đường Lê Đại Hành, quẹo phải lên dốc rồi quẹo trái Trần Phú, qua nhà thờ con gà là đường Nhà Chung bên tay phải
- Nem nướng bà Hùng: ai chê kêu bây giờ hết ngon chứ mình thấy trời lạnh ăn món này vẫn ngon :)), 254 Phan Đình Phùng, giá 35.000/phần, nước chấm đậu phộng ngon.
Đường đi: ngay sau khu Hòa Bình, đi Tăng Bạt Hổ thẳng ra là gặp Phan Đình Phùng
- Bánh bèo số 4: đường La Sơn Phu Tử, nằm đoạn giữa cắt Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng. Nếu đi từ Hai Bà Trưng lên thì rẽ phải. 20.000/dĩa. Trên bàn có để sẵn bánh plan, yaourt, nhưng bánh plan ngọt lịm. Bánh bèo thì ngon.
- Long Hoa restaurant: số 6 đường 3/2, ngay sau lưng khu Hòa Bình. Nhà hàng nhỏ xinh kiểu tây, có nhạc nền êm dịu, ăn 2 người 3 món hết 320.000. Salad 50.000, nai nướng 130.000. Đồ ăn ở đây làm ngon, nên ghé.
- Bánh tráng nướng: chỉ bán buổi tối, nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, đi từ hướng phía sau khu Hòa Bình xuống thì nằm bên tay trái, 1 cái phomai trứng bò là 18.000, cô bán bánh nướng rất nhanh ^^
- Bánh căn: số 22 Tăng Bạt Hổ, số cũ là số 10, bên trái tiệm vàng Lung, có 2 loại là bánh trứng và bánh trứng cút, nước mắm xíu mại. Giá chừng 20.000/dĩa (không nhớ chính xác)
- Thanh Thủy - blue water restaurant: nằm ngay trên bờ hồ với mấy cây dù tím tím nhìn lãng mạn. Thực đơn phong phú cả 300 món, giá trung bình ~100.000/ món. Thức ăn ok, nhưng mình thấy salad bò ở đây không ngon bằng salad không ở Long Hoa :))
- Lẩu dê Ngân: 32C Hai Bà Trưng, 130.000/lẩu nhỏ 2 người, rau bún trứng tính riêng, nhận xét cá nhân là ăn thấy bình thường, không ngon bằng Sài Gòn, ăn có mùi dê hơi hôi hôi, không biết do dưới SG ăn dê giả riết quen hay không :P
Monday, October 29, 2012
Tuesday, October 23, 2012
Ngày ... chậm
Đang là những chuỗi ngày phẳng lặng chầm chậm trôi ...
Cảm xúc gần đây nhất của mình là khi dịch bài nói chuyện của Steve Jobs trước sinh viên trường đại học Stanford. Mình không ngưỡng mộ Steve, không phải fan cuồng của cái sản phẩm nào trong dòng táo sứt đó hết, thậm chí còn cảm thấy hơi bực bội trong những ngày mà hình ảnh Steve tràn ngập trên tất cả các kênh truyền thông, khi người ta tưởng nhớ Steve như 1 vĩ nhân của thế kỷ. Nhưng có một câu nói của Steve khiến mình suy nghĩ từ bữa giờ: "If today were the last day of my life, would I want to do what I'm about to do today?", tạm dịch là “ Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, tôi có muốn làm cái điều mà tôi định làm vào hôm nay không?” Vào những ngày Steve nhìn vào gương, tự hỏi mình và trả lời "Không", Steve biết mình cần phải thay đổi.
Mình... cũng muốn làm như thế. Vậy mà, chưa một làm dám nhìn thẳng vào mình trong gương để hỏi 1 câu tương tự. Bởi mình biết, dù cho câu trả lời có luôn lặp đi lặp lại là không, thì mình cũng không dám thay đổi. Cuộc đời mình không phải là một cuộc đời đầy sáng tạo như Steve.
Sáng nay, lên vinabook đặt hàng vài cuốn sách, nhận ra lâu rồi mình không còn đọc sách nữa. Bởi lo ngại, mua về rồi lấy thời gian đâu mà đọc. Mà cũng qua cái thời suốt ngày đọc tiểu thuyết và ngồi viết tản văn. Vậy mà có những người, như Nguyễn Phương Lập chẳng hạn, 50 tuổi đời gom lại thành "Chuyện đời vớ vẩn", vẫn dồi dào sức sáng tạo sau khi bị một tai nạn tưởng chừng như khó hồi phục sức khỏe thân xác. Thấy, niềm đam mê của ngừơi ta thật sự là khát khao và mạnh mẽ. Hay như GCTL, ôm đàn hát ở tất cả những nơi đi qua. Không sân khấu màu mè, không chương trình hoành tráng, chỉ cần ca sĩ, cây đàn, vài khán giả, đã đủ tạo thành "Vui"
Ngồi đây, mơ về một ngày, rong ruổi trên những nẻo đường không tên, với bút và giấy, ghi lại được tất cả mọi cảm xúc về đời sống và con người. Nếu có sự chọn lựa, tôi muốn làm một nhà văn!
Tuesday, October 18, 2011 at 10:30am ·
27
Đã có rất nhiều những năm tháng đi qua! Một đôi lần ngồi trên xe, nhìn qua khung cửa với mọi người mọi vật đang chuyển động, chợt thấy mình như đứng lại giữa thời gian... Chợt như thấy có những điều vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi, dẫu cho những điều ấy đã là quá khứ xa lắm rồi.
27 tuổi, cảm giác như đã ở ngưỡng cửa của một nửa cuộc đời. Đã bắt đầu những câu chuyện bằng cụm từ "ngày xưa" với những thứ kỷ niệm mà con người ta không bao giờ trở lại được. Song, cũng thôi mơ mộng để trở về một ngày xưa nào đó.
27 tuổi, người ta có một gia đình để mà quan tâm và nâng niu. Đã thôi cái tính trái gió trở trời muốn thứ gì là phải có ngay bằng được. Đã hiểu rằng hạnh phúc không phải là một điều vĩnh hằng tồn tại mãi mãi, mà phải quan tâm gìn giữ từng ngày.
27 tuổi, người ta nhận ra mình chững lại. Đôi khi chưa biết rồi sẽ đi con đường nào trong nửa cuộc đời còn lại, nhưng đã ý thức là mình có trách nhiệm với một số người và với bản thân mình. Và con người ta, hạnh phúc vì có trách nhiệm trên vai, vì nhận thấy rằng, sự tồn tại có một vài ý nghĩa theo mặt nào đó.
27 chưa hẳn là 30, nhưng đã đi xa 18 lâu lắm rồi. Dù là chưa thể sâu sắc như đàn bà 30, nhưng 27 cũng đủ hiểu ngông cuồng không chứng minh được điều gì, bởi mọi thứ đều có giá trị thực của nó. Khi người ta 27, người ta đi đến một ngưỡng cửa mà dù có muốn hay không muốn, người ta cũng sẽ luôn bước qua. Đó là khi mà người ta trở nên bao dung hơn với mọi lỗi lầm và nhận thấy đâu đó hình ảnh của mình qua những lỗi lầm ấy.
Thời gian trôi qua có thực sự làm thay đổi con người ta? Câu hỏi chưa hẳn đã cần có một câu trả lời... Mặc dù những năm tháng đã đi qua để lại cho ta khá nhiều vết cứa của thời gian, nhưng nó cũng để lại cho ta những kinh nghiệm sống, để cho ta thấy cuộc đời này chưa bao giờ là đủ và cũng chưa bao giờ là không đủ.
Cám ơn 27, ghi nhận thêm một dấu mốc của cuộc đời. 27 thực sự cho ta nhiều hơn mong đợi!
(viết cho sn tuổi 27 - Monday, December 5, 2011 at 5:06pm)
Cuộc sống là một chuỗi những sự đổ lỗi
Người ta thường bảo, cuộc sống là một chuỗi những sự lựa chọn. Nhưng mà cái tôi thấy thì thường sau những lựa chọn đó là những sự đổ lỗi.
Người ta đổ lỗi cho sự ép uổng của cha mẹ cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Người ta đổ lỗi cho môi trường giáo dục không tốt dẫn đến những bất cập trong xã hội.
Người ta đổ lỗi cho sự lôi thôi của một bà vợ dẫn đến sự thay lòng đổi dạ của đức ông chồng.
Luôn có một hoặc nhiều những lý do hợp lý, bất khả kháng sau tất cả những điều không tốt đẹp hoặc những kết quả mà người ta không đạt được. Vì buộc phải đổ lỗi cho một ai đó, một hoàn cảnh nào đó hoặc một tình huống nào đó thì người ta mới cảm thấy trút được cái gánh nặng mà mình đang mang trên vai.
Và tôi, cũng đã từng như thế!
Khi chia tay một mối tình dai dẳng sâu đậm hơn 5 năm, tôi tìm đủ lý do để lý giải cho cái kết cục ấy. Tôi đổ lỗi tại hoàn cảnh, tôi đổ lỗi tại gia đình. Tôi loay hoay không tìm ra được một lý do hợp lý cho việc một người yêu thương mình đến thế lại có thể rời xa mình. Điều đó trở thành một day dứt theo tôi mãi trong một khoảng thời gian dài. Một lần, mẹ chứng kiến việc tôi lấy lý do gia đình là nguyên nhân của sự đổ vỡ, và mẹ im lặng. Ánh mắt mẹ đượm buồn làm tôi nhận ra mình đã ích kỷ đến mức nào khi chỉ tìm mọi cách để thỏa mãn cái tôi của chính mình. Làm sao gia đình lại là nguyên nhân cho những việc mà tôi đã lựa chọn. Rồi tôi bắt đầu nhận phần lỗi ấy về phía mình. Một sự việc xảy ra, dù là vô lý đến đâu đi chăng nữa, thì bản thân người trong cuộc luôn góp một phần không nhỏ vào cái kết quả cuối cùng ấy. Rồi tôi nhận tất cả lỗi về phía mình. Ấy vậy mà, tôi lại thấy thanh thản. Tôi ngừng đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi mà tôi đã phải chịu đựng không một lời giải đáp trong suốt thời gian ấy. Tôi hiểu mọi việc xảy ra vì một lý do nào đó, và dĩ nhiên mình phải là người có lỗi trong một chuỗi những sự kiện có và không tên liên quan đến mình.
Sau những khoảng đen đó, tôi trở nên có trách nhiệm với những vì liên quan đến mình, với cuộc sống của mình hơn. Tôi cũng chưa từng hỏi lại người cũ, sau bao nhiêu năm, rằng lý do ngày ấy là gì. Bởi tôi không mong một sự nhận lỗi khác hơn từ người ấy và liệu rồi mọi việc có trở nên tốt đẹp hơn không nếu tôi đổ được cái lỗi ấy của tôi đi?!
Bây giờ, nếu có một sự việc gì xảy ra không như ý, tôi đầu tiên đều sẽ nhận lỗi về mình. Vì như vậy, tôi thấy mình trưởng thành hơn, trách nhiệm với chính mình và những người khác hơn. Tôi cũng cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi ai đó có thể chỉ ra lỗi sai của mình, góp ý chân thành và thẳng thắn để tôi rút kinh nghiệm và khiến cho tôi ngày một tốt lên. Và tôi thấy mình ngày càng hoàn thiện nhờ những lỗi lầm đó, với những giải pháp mình đưa ra tốt hơn cho những lần sau.
Tôi làm việc chung với một vài người. Họ luôn tìm ra một đống lý do cho những cái họ không đạt được. Thậm chí những lý do của họ còn khiến cho công việc của tôi khó khăn hơn. Nhưng tôi không đổ lỗi cho họ. Họ dĩ nhiên có lý do cho những việc làm ấy của mình. Và việc của tôi, đơn giản là tìm ra những giải pháp để vượt qua những khó khăn đó, làm sao cho mọi thứ tốt hơn lên. Bởi vì cuối cùng, sếp họ vẫn phải là người lắng nghe những cái lý do giải thích đó cho cái kết quả tồi, trong khi tôi thì có thể đem đến cho sếp của tôi những kết quả đẹp đẽ. Tôi nghĩ như vậy là đủ cho bản thân mình.
Bạn có thể có rất nhiều lý do với đầy đủ tính thuyết phục để đổ lỗi cho những gì bạn không có hoặc không đạt được. Nhưng ngoài việc tránh được gánh nặng tội lỗi ấy đi, bạn có thật sự thanh thản và ngủ ngon cho những gì mình đã làm, hoặc chí ít có sự tham gia của mình. Ba mẹ tôi đến nay vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về kết quả của một gia đình không hạnh phúc, và bản thân họ, đến giờ này, tôi không biết liệu đã tìm thấy hạnh phúc cho chính mình hay chưa?!
Khổng tử có dạy: Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác. Nhưng liệu cuộc sống 60 mươi năm hữu hạn này, mất bao lâu để người ta có thể hiểu được những điều mà cổ nhân dạy. Hay phải đợi đến khi, chúng ta trở thành cổ nhân, thì những gì xảy ra ngày hôm nay sẽ được ghi chép lại thành những bài học. Bởi vậy nên, ngày hôm nay, bạn có thể ngồi lại và ngẫm xem, liệu cuộc sống của mình có phải là chuỗi ngày của những sự đổ lỗi. Và bạn có mong muốn những chuỗi ngày tiếp theo của mình sẽ tiếp tục là những ngày đi tìm những lý do hoàn hảo cho những sự đổ lỗi đầy thuyết phục ấy không!
Người ta đổ lỗi cho sự ép uổng của cha mẹ cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Người ta đổ lỗi cho môi trường giáo dục không tốt dẫn đến những bất cập trong xã hội.
Người ta đổ lỗi cho sự lôi thôi của một bà vợ dẫn đến sự thay lòng đổi dạ của đức ông chồng.
Luôn có một hoặc nhiều những lý do hợp lý, bất khả kháng sau tất cả những điều không tốt đẹp hoặc những kết quả mà người ta không đạt được. Vì buộc phải đổ lỗi cho một ai đó, một hoàn cảnh nào đó hoặc một tình huống nào đó thì người ta mới cảm thấy trút được cái gánh nặng mà mình đang mang trên vai.
Và tôi, cũng đã từng như thế!
Khi chia tay một mối tình dai dẳng sâu đậm hơn 5 năm, tôi tìm đủ lý do để lý giải cho cái kết cục ấy. Tôi đổ lỗi tại hoàn cảnh, tôi đổ lỗi tại gia đình. Tôi loay hoay không tìm ra được một lý do hợp lý cho việc một người yêu thương mình đến thế lại có thể rời xa mình. Điều đó trở thành một day dứt theo tôi mãi trong một khoảng thời gian dài. Một lần, mẹ chứng kiến việc tôi lấy lý do gia đình là nguyên nhân của sự đổ vỡ, và mẹ im lặng. Ánh mắt mẹ đượm buồn làm tôi nhận ra mình đã ích kỷ đến mức nào khi chỉ tìm mọi cách để thỏa mãn cái tôi của chính mình. Làm sao gia đình lại là nguyên nhân cho những việc mà tôi đã lựa chọn. Rồi tôi bắt đầu nhận phần lỗi ấy về phía mình. Một sự việc xảy ra, dù là vô lý đến đâu đi chăng nữa, thì bản thân người trong cuộc luôn góp một phần không nhỏ vào cái kết quả cuối cùng ấy. Rồi tôi nhận tất cả lỗi về phía mình. Ấy vậy mà, tôi lại thấy thanh thản. Tôi ngừng đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi mà tôi đã phải chịu đựng không một lời giải đáp trong suốt thời gian ấy. Tôi hiểu mọi việc xảy ra vì một lý do nào đó, và dĩ nhiên mình phải là người có lỗi trong một chuỗi những sự kiện có và không tên liên quan đến mình.
Sau những khoảng đen đó, tôi trở nên có trách nhiệm với những vì liên quan đến mình, với cuộc sống của mình hơn. Tôi cũng chưa từng hỏi lại người cũ, sau bao nhiêu năm, rằng lý do ngày ấy là gì. Bởi tôi không mong một sự nhận lỗi khác hơn từ người ấy và liệu rồi mọi việc có trở nên tốt đẹp hơn không nếu tôi đổ được cái lỗi ấy của tôi đi?!
Bây giờ, nếu có một sự việc gì xảy ra không như ý, tôi đầu tiên đều sẽ nhận lỗi về mình. Vì như vậy, tôi thấy mình trưởng thành hơn, trách nhiệm với chính mình và những người khác hơn. Tôi cũng cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi ai đó có thể chỉ ra lỗi sai của mình, góp ý chân thành và thẳng thắn để tôi rút kinh nghiệm và khiến cho tôi ngày một tốt lên. Và tôi thấy mình ngày càng hoàn thiện nhờ những lỗi lầm đó, với những giải pháp mình đưa ra tốt hơn cho những lần sau.
Tôi làm việc chung với một vài người. Họ luôn tìm ra một đống lý do cho những cái họ không đạt được. Thậm chí những lý do của họ còn khiến cho công việc của tôi khó khăn hơn. Nhưng tôi không đổ lỗi cho họ. Họ dĩ nhiên có lý do cho những việc làm ấy của mình. Và việc của tôi, đơn giản là tìm ra những giải pháp để vượt qua những khó khăn đó, làm sao cho mọi thứ tốt hơn lên. Bởi vì cuối cùng, sếp họ vẫn phải là người lắng nghe những cái lý do giải thích đó cho cái kết quả tồi, trong khi tôi thì có thể đem đến cho sếp của tôi những kết quả đẹp đẽ. Tôi nghĩ như vậy là đủ cho bản thân mình.
Bạn có thể có rất nhiều lý do với đầy đủ tính thuyết phục để đổ lỗi cho những gì bạn không có hoặc không đạt được. Nhưng ngoài việc tránh được gánh nặng tội lỗi ấy đi, bạn có thật sự thanh thản và ngủ ngon cho những gì mình đã làm, hoặc chí ít có sự tham gia của mình. Ba mẹ tôi đến nay vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về kết quả của một gia đình không hạnh phúc, và bản thân họ, đến giờ này, tôi không biết liệu đã tìm thấy hạnh phúc cho chính mình hay chưa?!
Khổng tử có dạy: Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác. Nhưng liệu cuộc sống 60 mươi năm hữu hạn này, mất bao lâu để người ta có thể hiểu được những điều mà cổ nhân dạy. Hay phải đợi đến khi, chúng ta trở thành cổ nhân, thì những gì xảy ra ngày hôm nay sẽ được ghi chép lại thành những bài học. Bởi vậy nên, ngày hôm nay, bạn có thể ngồi lại và ngẫm xem, liệu cuộc sống của mình có phải là chuỗi ngày của những sự đổ lỗi. Và bạn có mong muốn những chuỗi ngày tiếp theo của mình sẽ tiếp tục là những ngày đi tìm những lý do hoàn hảo cho những sự đổ lỗi đầy thuyết phục ấy không!
Thursday, October 18, 2012
Chủ nghĩa đám đông
Có những xã hội, làm khác mọi người được xem là tấm gương cho sự sáng tạo, là khởi đầu cho thành công.
Nhưng cũng có những nơi, việc đi một con đường khác luôn là dại dột, sai lầm, là kẻ cá biệt đối với đám đông đang được xem là chuẩn mực của mọi hành vi. Và tôi, thì đang sống trong một xã hội đám đông như thế, tất cả đều phải đi theo chủ nghĩa đám đông.
Thật ra thì bản thân tôi cũng chẳng khác đám đông là mấy. Ngoài mỗi cái việc cỏn con là muốn tập trung vào sự nghiệp, thay cho vai trò làm vợ đảm mẹ hiền mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải tuân theo. Đúng ra thì ở thế kỷ 21 này, trước những bàn tán cho cái ngày tận thế 21/12/2012, thì trào lưu phụ nữ độc thân hoặc mẹ đơn thân cũng đã phát triển nhiều. Nhưng dù gì đi nữa cũng không mấy ai đồng tình và cổ xúy cho trào lưu đó. Hoặc chăng đó chỉ là lựa chọn cuối cùng hoặc xu thế dành riêng cho giới showbiz.
Tôi có một nhóm bạn thân 4 đứa, bao gồm cả tôi. 4 đứa đều đã lập gia đình và 2 đứa thì đang chuẩn bị có em bé. Chỉ riêng tôi là thấy chưa sẵn sàng có con và vẫn còn muốn dồn mọi tâm trí cho việc phát triển con đường sự nghiệp của mình. Người ta nghĩ bản thân tôi mạnh mẽ, độc lập, nhưng không hẳn lúc nào hai năm cũng rõ mười. Đôi khi tôi cũng tự hỏi mình, nhất là những khi cảm thấy chán chán công việc quá nhiều áp lực, rằng bao giờ thì mình lại thay đổi và muốn trở thành 1 bà mẹ. Hoặc là chắc chỉ 1 vài năm nữa, tôi chẳng còn một mống bạn thân nào để mà cafe, tâm sự, tán dóc, vì lúc đó chúng nó còn đang tối mắt tối mũi với sữa, tã, cơm nước, dọn dẹp, con cái kêu khóc, hơi đâu mà bận tâm đến con bạn rãnh rỗi như là tôi đây.
Thấy không? dù không muốn, thì tôi cũng đã gia nhập cái chủ nghĩa đám đông ấy từ khi mới sinh ra. Vì tôi phải sống theo cái xu thế mà mọi người muốn tôi phải thế. Khi bé thì phải học giỏi, rồi phải vào 1 trường đại học danh tiếng, rồi có một công việc ổn định, lương cao, thăng tiến tốt. Đó giống như một cái lộ trình được đặt ra sẵn cho tất cả, kể cả tôi, phải phấn đấu làm sao để đạt được. Nhưng bản thân tôi thì sao? thì vẫn làm theo đấy. Nhưng những cái khiến tôi tự hào về bản thân mình nhất thì đều là những ngã rẽ chệch hướng trên cái lộ trình cơ bản ấy. Tôi ăn chơi có tiếng nhưng vẫn học giỏi, tôi quyết định bỏ ngành cái rụp ngay khi ra trường để bây giờ sau 5 năm đi làm thì có được mức lương mà mọi người mong muốn. Tuy nhiên, ngoài những đoạn cua chệnh choạng ấy, thì tôi vẫn đang đi trên con đường chung với mọi người. Vì tôi vẫn sợ, nếu một mình tôi đi trên một con đường song song, thì sẽ vô cùng cô độc, và chẳng bao lâu cũng sẽ gục ngã mà chẳng ai biết tới.
Giống như giờ đây, nghĩ về mình của 5 năm nữa. Liệu mình có còn cái tham vọng nghề nghiệp của thời điểm bây giờ, hay lại đắm đuối trong cái đống tã giấy và tự hào cho thành quả tạo ra một thế hệ tiếp nối trên cùng một con đường định sẵn.
Đã có rất nhiều lần, tôi muốn đi ra khỏi đám đông, làm những điều mà người ta cho là rồ dại. Nhưng rồi vì không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào, tôi lại chùn chân. Thì ra việc sống lâu giữa một xã hội như thế, khiến người ta trở nên lệ thuộc đến vậy. Người ta không thể bỏ tất cả những gì đang có để đi tìm một giấc mơ vô hình. Và cả xã hội ngoài kia thì đều đang lên tiếng để ta thấy là, ta chỉ nên mơ những giấc mơ tầm thường như bao kẻ khác, như là giàu có, nhà lầu, xe hơi, con ngoan học giỏi. Thế là đã đủ cho ta kết thúc một cuộc đời.
Khi mà ta trở nên già cả hơn, có khi nào ta tiếc về những ngày tháng đã qua? Hay người ta cũng sẽ vẫn luôn có sự tự hào, vì những gì mình đã đạt được, và như thế là đủ?!
Nhưng cũng có những nơi, việc đi một con đường khác luôn là dại dột, sai lầm, là kẻ cá biệt đối với đám đông đang được xem là chuẩn mực của mọi hành vi. Và tôi, thì đang sống trong một xã hội đám đông như thế, tất cả đều phải đi theo chủ nghĩa đám đông.
Thật ra thì bản thân tôi cũng chẳng khác đám đông là mấy. Ngoài mỗi cái việc cỏn con là muốn tập trung vào sự nghiệp, thay cho vai trò làm vợ đảm mẹ hiền mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải tuân theo. Đúng ra thì ở thế kỷ 21 này, trước những bàn tán cho cái ngày tận thế 21/12/2012, thì trào lưu phụ nữ độc thân hoặc mẹ đơn thân cũng đã phát triển nhiều. Nhưng dù gì đi nữa cũng không mấy ai đồng tình và cổ xúy cho trào lưu đó. Hoặc chăng đó chỉ là lựa chọn cuối cùng hoặc xu thế dành riêng cho giới showbiz.
Tôi có một nhóm bạn thân 4 đứa, bao gồm cả tôi. 4 đứa đều đã lập gia đình và 2 đứa thì đang chuẩn bị có em bé. Chỉ riêng tôi là thấy chưa sẵn sàng có con và vẫn còn muốn dồn mọi tâm trí cho việc phát triển con đường sự nghiệp của mình. Người ta nghĩ bản thân tôi mạnh mẽ, độc lập, nhưng không hẳn lúc nào hai năm cũng rõ mười. Đôi khi tôi cũng tự hỏi mình, nhất là những khi cảm thấy chán chán công việc quá nhiều áp lực, rằng bao giờ thì mình lại thay đổi và muốn trở thành 1 bà mẹ. Hoặc là chắc chỉ 1 vài năm nữa, tôi chẳng còn một mống bạn thân nào để mà cafe, tâm sự, tán dóc, vì lúc đó chúng nó còn đang tối mắt tối mũi với sữa, tã, cơm nước, dọn dẹp, con cái kêu khóc, hơi đâu mà bận tâm đến con bạn rãnh rỗi như là tôi đây.
Thấy không? dù không muốn, thì tôi cũng đã gia nhập cái chủ nghĩa đám đông ấy từ khi mới sinh ra. Vì tôi phải sống theo cái xu thế mà mọi người muốn tôi phải thế. Khi bé thì phải học giỏi, rồi phải vào 1 trường đại học danh tiếng, rồi có một công việc ổn định, lương cao, thăng tiến tốt. Đó giống như một cái lộ trình được đặt ra sẵn cho tất cả, kể cả tôi, phải phấn đấu làm sao để đạt được. Nhưng bản thân tôi thì sao? thì vẫn làm theo đấy. Nhưng những cái khiến tôi tự hào về bản thân mình nhất thì đều là những ngã rẽ chệch hướng trên cái lộ trình cơ bản ấy. Tôi ăn chơi có tiếng nhưng vẫn học giỏi, tôi quyết định bỏ ngành cái rụp ngay khi ra trường để bây giờ sau 5 năm đi làm thì có được mức lương mà mọi người mong muốn. Tuy nhiên, ngoài những đoạn cua chệnh choạng ấy, thì tôi vẫn đang đi trên con đường chung với mọi người. Vì tôi vẫn sợ, nếu một mình tôi đi trên một con đường song song, thì sẽ vô cùng cô độc, và chẳng bao lâu cũng sẽ gục ngã mà chẳng ai biết tới.
Giống như giờ đây, nghĩ về mình của 5 năm nữa. Liệu mình có còn cái tham vọng nghề nghiệp của thời điểm bây giờ, hay lại đắm đuối trong cái đống tã giấy và tự hào cho thành quả tạo ra một thế hệ tiếp nối trên cùng một con đường định sẵn.
Đã có rất nhiều lần, tôi muốn đi ra khỏi đám đông, làm những điều mà người ta cho là rồ dại. Nhưng rồi vì không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào, tôi lại chùn chân. Thì ra việc sống lâu giữa một xã hội như thế, khiến người ta trở nên lệ thuộc đến vậy. Người ta không thể bỏ tất cả những gì đang có để đi tìm một giấc mơ vô hình. Và cả xã hội ngoài kia thì đều đang lên tiếng để ta thấy là, ta chỉ nên mơ những giấc mơ tầm thường như bao kẻ khác, như là giàu có, nhà lầu, xe hơi, con ngoan học giỏi. Thế là đã đủ cho ta kết thúc một cuộc đời.
Khi mà ta trở nên già cả hơn, có khi nào ta tiếc về những ngày tháng đã qua? Hay người ta cũng sẽ vẫn luôn có sự tự hào, vì những gì mình đã đạt được, và như thế là đủ?!
Subscribe to:
Posts (Atom)